Luật đánh chắn cần nên biết

Với mỗi một loại game bài khác nhau thì cũng ứng với các loại luật khác nhau. Đanh chắn cũng vậy nó cũng có luật lệ riêng của nó, nếu ai chẳng may phạm phải thì các bạn chắc chắn sẽ bị phạt. Vậy nên để không phải bị phạt một cách không đáng thì hãy đọc bài viết này nhé.
Khi bắt đầu chơi người chơi không nên phạm phải các luật sau nếu không muốn bị phạt thua bài.

Luat danh chan can nen biet
Luật đánh chắn cần nên biết

1.Đánh trái vỉ.

Khi ăn cạ, bao giờ người chơi jbo việt nam cũng phải, lấy quân ăn được ở trên bộ bài nọc trước bỏ vào lòng, sau đó mới được lấy quân ăn trên tay đặt lên quân ăn được mình vừa mới rút về. Đây là đang làm theo đúng vỉ, nhưng nếu làm theo trái vỉ là ngược lại, đặt quân ăn được lên trên quân ăn.

2.Ăn treo tranh.

Người chơi có thể tận dụng để ăn được thành chắn nhưng lại ăn thành cạ.
Ví dụ: Trên tay người chơi đang có quân cửu văn, vạn cửu, người chơi lại ăn cửu vạn và hạ cửu văn xuống thành cạ (cửu văn, cửu vạn) đáng nhẽ ra người chơi phải hạ chắn cửu văn xuống.

3. Chiếu được nhưng ăn thường

Ví dụ: Người chơi đang có 3 quân bát vạn, bốc được bát vạn, lúc này người chửi có thể chiếu nhưng lại chỉ hạ một quân cửu vạn trên tay xuống để ăn thường.

4.Ăn chọn cạ

Người chơi lấy một quân trong cạ sẵn có để có thể ăn cạ.
Ví dụ: Người chơi có cạ (cửu vạn, cửu ăn), nhưng lại lấy cửu văn để ăn được cửu sách.
Chú ý: Trong trường hợp người chơi có 1 cửu vạn và 2, hoặc là 4 cửu văn, bấy giờ không gọi là có cạ cửu vạn và cửu văn ( bởi vì lúc này cửu văn đã nằm ở trong chắn rồi, quân cửu vạn còn lại giờ chỉ là quân lẻ) lúc này cửu văn vẫn có thể ăn được cửu sách như bình thường.

5.Ăn cạ chuyển chờ

Người chơi lấy một quân chờ ù để ăn cạ.
Ví dụ: Người chơi đang có trong tay chắn cửu vạn nhưng không có cửu văn, lại lấy cửu vạn trong chắn ăn cửu văn.

6.Bỏ chắn ăn chắn

Trước đó người chơi đã bỏ không ăn chắn này nhưng rồi lại đổi ý đòi ăn chắn đó.

7.Bỏ chắn ăn cạ.

Lấy một quân, mà trước đó người chơi đã bỏ ăn chắn để ăn cạ .
8.Bỏ cạ ăn cạ.
Cũng giống như những cái trên, người chơi lấy một quân, mà trước đó đã bỏ ăn cạ để giờ đi ăn cạ.

9.Bỏ chắn đánh chắn.

Trước đó người chơi đã bỏ không ăn một con nhưng sau đó lại đánh đúng con đã bỏ không ăn.
Ví dụ: Trước đó người chơi đã không ăn cửu vạn, nhưng sau đó lại:
-Lấy cửu vạn để ăn chính cửu vạn (lỗi 6)
-Lấy cửu vạn để ăn cửu văn (lỗi 7)
-Lấy cửu văn để ăn cửu sách (lỗi 8)
-Đánh quân cửu vạn đi (lỗi 9)
Chú ý: Người chơi sẽ được phép lấy cửu văn hoặc là cửu sách để ăn chắn, hay còn là được bỏ cạ để ăn chắn.

10.Đánh cạ ăn cạ

Nếu người chơi đã đánh cả một cạ (2 quân) thì không được phép ăn bất kì cạ nào nữa.
Ví dụ: Nếu đã đánh cạ (cửu vạn, cửu văn) thì sau không được ăn cạ (tam văn, tam sách).
11.Xé cạ ăn cạ.
Nếu người chơi đã đánh một quân thì sau không được dùng quân hàng đó để ăn cạ.
Ví dụ: Đã lấy cửu vạn thì sau không được lấy cửu văn ăn cửu sách.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *